[CON ĐƯỜNG MỚI | NGÀY 18] CHIỀU NGANG CỦA THỰC TẠI – THỜI GIAN VẬT LÝ & 5 MỐI QUAN HỆ SƠ ĐẲNG CỦA CON NGƯỜI VỚI THỰC TẠI
AT (*) – Hỏi: Thời gian vật lý là gì? Và 5 mối quan hệ sơ đẳng của con
người với thực tại là gì?
Hoàng Gia – Đáp:
Thời gian vật lý chính là thời gian kim đồng hồ mà chúng ta dùng để tương tác với
nhau, và chúng vẫn tiếp tục tồn tại sau khi sự thức tỉnh tâm linh diễn ra. Tuy
nhiên, điều quan trọng ở đây là chúng ta hiểu một cách chính xác hơn về thời
gian – thời gian vật lý là gì và cách mà mọi người tương tác với nhau thông qua
thời gian vật lý.
Một trong những điều nghịch lý của thời
gian đó chính là để có thể làm bất cứ điều gì bạn đều cần thời gian để làm nó
(và để hoàn thành nó), nhưng bạn luôn làm mọi việc trong hiện tại. Có rất nhiều
những nghịch lý về thời gian và mối quan hệ giữa thời gian và hiện tại – nhưng
điều quan trọng bạn cần biết là sự thức tỉnh tâm linh cho phép chúng ta nhìn lại
thực tại NHƯ ĐANG LÀ – LÀ HIỆN TẠI – và HIỆN TẠI VĨNH HẰNG, nhưng điều đó không
có nghĩa là thời gian không còn được tiếp tục. Nói cách khác, thời gian vẫn còn
được tiếp tục – vẫn còn được sử dụng – và được sử dụng trở lại một cách đúng mục
đích hơn.
Và câu hỏi tiếp theo của bạn là: Và 5 mối quan hệ sơ đẳng của con người với
thực tại là gì?
Có thể nói có 5 mối quan hệ sơ đẳng
nhất của con người với thực tại – trong đó mối quan hệ giữa con người với thời
gian chiếm vị trí số 2.
Thứ nhất, mối quan hệ giữa con người với ƯỚC MUỐN của mình.
Mối quan hệ giữa con người với ƯỚC MUỐN
của mình được thể hiện trong các ước muốn của con người, nhu cầu của con người,
các sự kiện mà con người đối diện, và các mục tiêu mà con người cần hoàn thành.
Có thể nói mối quan hệ giữa con người với các GIAO ƯỚC là mối quan hệ sơ đẳng
nhất của con người. Đó là một trong những thứ mà chúng ta có thể được biết đến
là KINH THÁNH – bản chất là GIAO ƯỚC. Kinh Thánh – có Cựu Ước – được gọi là
Giao ước cũ, và Tân ước – được gọi là Giao ước mới. Nói cách khác, một những
quyển sách cổ xưa nhất của con người chính là quyển sách về GIAO ƯỚC.
GIAO ƯỚC – thể hiện ước muốn – nguyện
vọng – nhu cầu – mục tiêu – và các thử thách mà con người đối diện trong cuộc sống,
và giải quyết chúng theo đúng mục đích hơn.
Điều đó có nghĩa là mối quan hệ sơ đẳng
nhất của con người với thực tại, đó là mối quan hệ của con người với MỤC ĐÍCH của
chính mình, với MỤC ĐÍCH của người khác, và với MỤC ĐÍCH của cuộc sống.
Và điều nghịch lý ở đây là mọi thứ đều
chỉ có thể được thực hiện trong hiện tại, nhưng ước muốn của con người ngụ ý là
đạt được một điều gì đó trong thời gian (tương lai), và con người luôn cần
tương lai để hoàn thiện chính mình – trong khi mọi thứ con người làm đều chỉ có
thể làm trong hiện tại.
Khoảnh khắc tiếp theo trở thành một
điều gì đó mang tính đạt được mục đích – nhưng sự thật thì điều đó không hoàn
toàn chính xác. Điều đúng mục đích thật sự chính là bạn cần đặt mục đích của bạn
trong mối quan hệ với hiện tại – và đó cũng chính là mối quan hệ sơ đẳng thứ
hai của con người với thực tại, mối quan hệ giữa con người với thời gian và hiện
tại.
Thứ hai, mối quan hệ giữa con người với THỜI GIAN của mình.
Mối quan hệ giữa con người với THỜI
GIAN của mình được thể hiện trong tất cả những thứ mà người ta đã từng nghe
trên đời sống: Quản lý thời gian, Tiết kiệm thời gian, sử dụng thời gian, sử dụng
thời gian theo đúng mục đích, sử dụng thời gian chất lượng… và chúng ta có mọi
thủ thuật của cuộc sống để gia tăng chất lượng cuộc sống thông qua cách được hiểu
về thời gian một cách đúng mục đích.
Giống như tôi đã từng chia sẻ, thức tỉnh
tâm linh cho phép chúng ta nhìn cuộc sống ĐÚNG NHƯ ĐANG LÀ – HIỆN TẠI – và HIỆN
TẠI VĨNH HẰNG, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta loại bỏ thời gian khỏi
cuộc sống của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta sẽ quay trở lại sử dụng thời
gian một cách đúng mục đích hơn, trong đó HIỆN TẠI đóng vai trò chủ đạo chứ
không phải là khoảnh khắc tiếp theo đóng vai trò chủ đạo (hoặc thời gian đóng
vai trò chủ đạo).
Và đó là lý do tại sao thời gian vật
lý vẫn tiếp tục tồn tại và chúng được gọi là chiều ngang của thực tại – nơi mà
chúng ta hiểu là CHÍNH CHÚNG TA THAY ĐỔI (DI CHUYỂN) và điều này sinh ra thời
gian (khái niệm thời gian) còn bản chất thực tại không có thời gian (và cũng
không có khái niệm thời gian). Điều này cho phép chúng ta bắt đầu đặt trọng tâm
cuộc sống theo đúng mục đích hơn – đó chính là HIỆN TẠI đóng vai trò chủ đạo.
Đó là lý do tại sao chúng ta gọi thời gian vật lý là chiều ngang của thực tại –
bởi chính chúng ta đã di chuyển trong một thực tại không thay đổi – sinh ra “dấu
gạch ngang” giữa năm sinh và năm mất của chúng ta, còn bản thân thực tại là
không có thời gian – là HIỆN TẠI – là HIỆN TẠI VĨNH HẰNG – và HIỆN TẠI VĨNH HẰNG
LÀ PHI THỜI GIAN.
Thời gian vật lý vẫn tiếp tục nhưng
chúng không còn quá quan trọng nữa. Mục đích thực sự của cuộc sống được đặt tại
HIỆN TẠI, và chúng trở thành tâm điểm của THỰC SỐNG – TỰ DO – HẠNH PHÚC.
Thứ ba, mối quan hệ giữa con người với SUY NGHĨ của mình.
Mối quan hệ sơ đẳng thứ ba của con
người là mối quan hệ giữa con người với SUY NGHĨ của mình. Nói điều này có thể
hiểu một cách đơn giản là: Bạn có suy nghĩ và thay vì sử dụng suy nghĩ, bạn đã
bị suy nghĩ sử dụng. Nói cách khác, bạn không thực sự suy nghĩ mà suy nghĩ “tự
động suy nghĩ” mà bạn không thể can thiệp được điều gì cả.
Đó là lý do tại sao căn bệnh “nghiện
suy nghĩ” trở thành căn bệnh chung của nhân loại.
Một lần nữa, sự thức tỉnh tâm linh
cho phép chúng ta sử dụng trở lại suy nghĩ như là một công cụ hiệu quả để sáng
tạo nên thực tại mới, mà không có mục đích là để “không suy nghĩ”, bởi vì không
suy nghĩ trở thành cách thức mà suy nghĩ được sử dụng hiệu quả nhất.
Suy nghĩ con người được sử dụng hiệu
quả nhất trong sự tĩnh lặng, sự tĩnh lặng đến từ tâm trí. Hay nói cách khác,
suy nghĩ được trở nên “đầy đủ” trong trạng thái nhận thức tỉnh táo mà không có
bất kỳ suy nghĩ nào. Đó là lý do tại sao, trạng thái tỉnh thức được gọi là
MINDFULNESS (TỈNH THỨC) – với ý nghĩa là TÂM TRÍ (MIND) – ĐẦY ĐỦ (-FULNESS / tiếp
vĩ ngữ -FULNESS nghĩa là đầy đủ).
Thứ tư, mối quan hệ giữa con người với CHÍNH MÌNH.
Mối quan hệ giữa con người với chính
mình là mối quan hệ sơ đẳng nhất mà nó vẫn là một bí mật trong suốt cuộc hành
trình nhân thế. Đó là lý do tại sao câu hỏi “TÔI LÀ AI?” – “MÌNH LÀ AI?” – trở
thành câu hỏi cơ bản của triết học nhân sinh – triết học về con người. Và điều
này có nghĩa là chúng ta biết mọi thứ trong cuộc đời mình, nhưng có một thứ
chúng ta không biết đó chính là không “BIẾT MÌNH”.
“BIẾT MÌNH” – trở thành cái biết căn
bản nhất lại bị con người bỏ lỡ trong suốt cuộc đời họ. Và cuối cùng chúng ta sống
trong suốt cuộc đời mình, tích lũy và biết mọi thứ, duy chỉ có biết mình là
chưa biết mà thôi. Vậy nên, đó được gọi là mối quan hệ sơ đẳng nhất của con người
về thực tại.
Và điều đó chính là khởi đầu trên con
đường thức tỉnh – dẫn đến thức tỉnh tâm linh, đó chính là bắt đầu với câu hỏi
“TÔI LÀ AI?”.
Khám phá sự thật về việc “BẠN LÀ AI?
– mà không gắn liền với lịch sử của cuộc đời mình và không gắn liền với hoàn cảnh
sống của cuộc đời mình, thì bạn là ai?
Thứ năm, mối quan hệ sơ đẳng thứ năm của con người và cũng là mối quan hệ
sơ đẳng cuối cùng của con người đó chính là mối quan hệ giữa con người với ÔNG
TRỜI – hay còn gọi là mối quan hệ giữa CON NGƯỜI với ĐẤNG SÁNG TẠO.
Mối quan hệ giữa CON NGƯỜI với ÔNG TRỜI,
hay mối quan hệ giữa con người với Đấng Sáng Tạo được xem là mối quan hệ sơ đẳng
nhất của con người bởi chúng ta thấy mối quan hệ này được thể hiện trong hầu khắp
các Kinh – Thư trong suốt chiều dài của nhân loại.
Quyển sách KINH THÁNH – hay còn gọi
là quyển sách GIAO ƯỚC chính là quyển sách nói về mối quan hệ giữa con người với
Đấng Sáng Tạo.
Các ông Vua được xem là Thiên Tử (Con
Ông Trời).
Văn bản Tuyên ngôn Độc Lập đầu tiên của
Việt Nam – Nam Quốc Sơn Hà, nhắc đến Thiên Thư (*), đó là “Nam Quốc Sơn Hà, nam
Đế cư, Tuyệt nhiên định phận tại THIÊN THƯ…”.
Văn bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai của
Việt Nam – Bình Ngô Đại Cáo, nhắc đến Thiên (*) – tức là Ông Trời, đó chính là
“Đại Thiên hành hóa, hoàng thượng nhược viết… / Thay Trời hành hóa, hoàng thượng
truyền rằng…”
Văn bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của
Việt Nam – Tuyên ngôn độc lập, nhắc đến Tạo hóa (*) – tức là Đấng Tạo hóa (God)
trong văn bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, đó chính là “Tất cả mọi người đều
sinh ra có quyền bình đẳng. (Đấng) Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể
xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc.”
Và chúng ta thấy mối quan hệ giữa CON
NGƯỜI với ÔNG TRỜI (ĐẤNG SÁNG TẠO, THIÊN CHÚA, ĐẤNG TẠO HÓA,…) tồn tại ở khắp mọi
văn bản chính thống của Lịch sử thuộc mọi quốc gia trên thế giới. Và có thể thấy
mối quan hệ giữa con người với Đấng Sáng Thế là mối quan hệ cổ xưa nhất của
loài người.
Giải mã những mối quan hệ sơ đẳng này
và thiết lập các mối quan hệ này theo đúng mục đích, đó chính là con đường thức
tỉnh – THỨC TỈNH TÂM LINH – THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG – SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH –
và trở thành là NGƯỜI SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH.
Và đó cũng là hành trình CON ĐƯỜNG MỚI
của bạn, con đường bước đi trong hiện tại – và hiện tại vĩnh hằng – phi thời
gian.
///--
(*) Vấn đề - Thử thách: Trải nghiệm trực tiếp hiện tại – và xem có trải
nghiệm nào trong cuộc sống của bạn là bên ngoài hiện tại không?
(**) Câu hỏi – Thức tỉnh: Tại sao chúng ta luôn trải nghiệm trực tiếp hiện
tại, mà không thể trải nghiệm trực tiếp cái gọi là thời gian?
(**) Trải nghiệm – Thực hành: Khám phá 5 mối quan hệ sơ đẳng của con người
với thực tại: Mối quan hệ giữa mình với MỤC ĐÍCH? – Mối quan hệ giữa mình với
HIỆN TẠI? – Mối quan hệ giữa mình với SUY NGHĨ? – Mối quan hệ giữa mình với
CHÍNH MÌNH? – Mối quan hệ giữa mình với ĐẤNG SÁNG TẠO?
///---
Thông điệp từ ABRAHAM TRẦN (AT) | HOÀNG GIA (HG) | TRẦN TRUNG KIÊN (TK) |
ROYAL AUTHORS | ROYAL ADVISORS