[CON ĐƯỜNG MỚI | NGÀY 10] KHÁM PHÁ BÍ MẬT VỀ NHỮNG “NHU CẦU” CỦA BẢN THÂN – THỨC TỈNH TÂM LINH
AT (*) – Hỏi: Nhu cầu là gì? Tại sao tôi có những nhu cầu? Làm thế nào mà
sự thức tỉnh tâm linh cho phép tôi thỏa mãn các nhu cầu của mình?
Hoàng Gia – Đáp:
Nhu cầu là tất cả mọi sinh thể đều có, nhưng biến các nhu cầu trở thành “cơn
nghiện” là chỉ có con người mới có. Tuy nhiên, thứ biến các nhu cầu trở thành
cơn nghiện không thuộc về bản thể của con người, mà thuộc về cấu trúc của bản
ngã – tâm trí – tự ngã. Hay nói khác, về mặt bản chất chúng ta không nghiện các
nhu cầu của mình, và đó chính là thứ cần phải biết được để có thể hóa giải đượ
chúng.
Trong tất cả các vật thể ở chế độ tồn
(không sống) giống như: Đất – Nước – Gió – Lửa – Không gian, chúng không có nhu
cầu. Các nhu cầu chỉ có ở các sinh thể: Thực vật – Động vật – và Con người, tức
là những sinh vật sống – có tính tăng trưởng – sinh sản và phát triển (Grow).
Đối với thực vật, để sống được chúng
cần phải quang hợp – và đó có thể được gọi là nhu cầu cơ bản của thực vật. Tuy
nhiên, thực vật được sinh ra ở thể “bị động” – hay nói cách khác chúng không cần
phải “vất vả để có cái ăn” và hầu hết là không di chuyển trong suốt phần đời của
mình (ngoại trừ rong rêu, lục bình… và những thực vật bị động di chuyển trên
sông). Cho nên, có thể nói thực vật là sinh thể sống thuộc thế hệ thứ nhất – mà
nhu cầu của chúng để tăng trưởng chỉ để “quang hợp” (hô hấp) trong suốt phần đời
của mình.
Đối với động vật, để sống chúng không
chỉ hô hấp mà còn phải phát triển qua ăn uống – và tự di chuyển để - tự bảo vệ chính
mình đối với sự tấn công của những động vật khác (hoặc con người), cho nên
chúng được trang bị bộ óc để giải quyết vấn đề “tự sống” của chính mình cùng với
chức năng tăng trưởng – sinh sản – phát triển như thực vật.
Nhưng cả thực vật – và động vật,
chúng không nghiện các nhu cầu của chính mình. Hay nói cách khác, thực vật
không nghiện quang hợp, và động vật không nghiện ăn – cùng các nhu cầu sinh tồn
khác. Chỉ có con người – với sự sáng tạo vô vọng của tâm trí – tìm kiếm chính
mình bên trong tâm trí – mới nghiện các nhu cầu – như thể sự thiếu thốn là thường
trực.
Con người – có đặc sinh “hô hấp” của
thực vật – có bộ óc để suy nghĩ – giải quyết vấn đề sinh tồn – tăng trưởng –
sinh sản – phát triển như động vật. Và đó là hai đặc tính thuộc về nhu cầu của
con người, và tất cả chúng đều đúng đắn. Tuy nhiên, thay vì con người sử dụng bộ
óc cho sự sáng tạo của mình – như cách mà tự nhiên giao phó nhiệm vụ cho con
người, thì giờ đây con người bị bộ óc (tâm trí, suy nghĩ) sử dụng – và từ đó
sinh ra những hệ lụy mà con người gọi là các nhu cầu không được thỏa mãn. Hay
nói cách khác, con người trở nên “nghiện nhu cầu” – và đó là nguyên nhân sinh
ra các thói quen xấu – làm giảm nhận thức – hoặc thậm chí nghiện suy nghĩ (như
cách mà con người không thực sự sử dụng suy nghĩ của mình – mà trở thành thứ bị
suy nghĩ sử dụng). Do đó, bất cứ khi nào bạn nhận ra rằng “nhu cầu là tự nhiên”
– ăn – uống – ngủ - nghỉ - vệ sinh… là tự nhiên, và chúng thuộc về nhu cầu của
mọi sinh thể - bao gồm cả các nhu cầu cao hơn – sáng tạo – sáng tác – nghệ thuật
– văn học – văn chương – và cống hiến… Tất cả chúng đều tự nhiên. Cho đến khi
nào bạn làm chúng vượt quá giới hạn – và chiến đấu vì sự sinh tồn của bản ngã –
tự ngã vượt quá sự cho phép, thì rắc rối được sinh ra từ đó.
Những nhu cầu so sánh mình với người
khác – dù vượt trội hay thua kém người khác – thì đó không đúng đắn.
Những nhu cầu phản kháng với thực tại
– liên tục phản kháng lại cuộc sống – và liên tục phản kháng với người khác –
cũng là những nhu cầu không đúng, chúng thuộc về cấu trúc của bản ngã.
Những nhu cầu muốn nhiều hơn – và muốn
vô tận cũng thuộc về bản ngã.
Những nhu cầu trở thành cơn nghiện
như: nghiện suy nghĩ, nghiện các thói quen gây hại cho chính mình và cho người
khác… và bất cứ cơn nghiện nào – đều không phải là nhu cầu chính đáng. Chúng
thuộc cấu trúc của tâm trí lặp đi lặp lại một câu chuyện không đúng mục đích được
diễn tả bằng những đoạn hội thoại bên trong bạn – mà bạn tự độc thoại với chính
mình, và về cơ bản chúng không có thật.
Bất cứ khi nào bạn thấy bên trong
mình có những nhu cầu vượt qua giới hạn – được tạo ra bởi bản ngã – tâm trí – tự
ngã, thì chúng đều không có thật và cuối cùng sẽ dẫn đến đau khổ hơn. Chính bản
ngã – tâm trí là nguyên nhân đã sinh ra vấn đề, và chúng không thể giải quyết vấn
đề mà chúng đã sinh ra. BẠN – CÓ TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - và đó chính là
cơ hội cho sự thức tỉnh bên trong bạn.
Do đó, THỨC TỈNH TRỞ THÀNH MỘT ĐỊNH MỆNH
– MÀ BẠN KHÔNG THỂ LỰA CHỌN KHÁC HƠN. Hay nói cách khác, cuộc đời của bạn được
sắp xếp cho sự chấp nhận hiện tại 100% - khoảnh khắc đó chính là sự thức tỉnh.
Và đó chính là câu trả lời cho câu hỏi: Nhu cầu là gì?
Và câu hỏi tiếp theo của bạn là: Tại sao tôi có những nhu cầu?
Nhu cầu đại diện cho ước muốn – và đó
chính là tính mục đích của vạn hữu. Tất cả mọi thứ đều có mục đích, mục đích có
trước khi vạn hữu sinh ra – tồn tại đi cùng với sự tồn tại với vạn hữu – và nếu
tính mục đích không còn nữa thì vạn hữu mất đi. Nói cách khác, đi cùng với mọi
cái có chính là TÍNH MỤC ĐÍCH gắn liền với vạn hữu. NHU CẦU – chính là đại diện
cho tính mục đích có bên trong bạn.
Có 5 đặc tính gắn liền với tính mục
đích của con người là: NHU CẦU – VẤN ĐỀ
- SỰ KIỆN – THỬ THÁCH – MỤC ĐÍCH.
Vào bất kỳ thời điểm nào trong hiện tại,
bạn cũng đều đối diện với ít nhất 1 trong 5 điều sau đây – hoặc cả 5, được gọi
là đối diện với MỤC ĐÍCH hiện hữu trên đời sống của bạn. Đó chính là:
+ Một nhu cầu nào đó cần được đáp ứng. Đây được gọi là nguyên tắc “kích”
(kích thích thuộc về nhu cầu) và hành động để “ứng” (phản ứng) – và đó chính là
tính mục đích hiện hữu trong các nhu cầu mà bạn có thể biết được.
+ Một vấn đề nào đó cần giải quyết.
+ Một sự kiện nào đó cần đối diện.
+ Một thử thách nào đó cần vượt qua.
+ Một mục tiêu nào đó cần được hoàn thành.
Và cuối cùng cùng, MỤC ĐÍCH – chính là
thứ bạn đối diện để vượt qua trong cuộc sống của mình – bất cứ khi nào bạn đối
diện với mọi thứ trong cuộc sống.
MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC SỐNG LÀ “THỬ THÁCH” BẠN. VÀ MỤC ĐÍCH CỦA BẠN LÀ VƯỢT
QUA CÁC THỬ THÁCH TRONG CUỘC SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH.
Và đó là lý do tại sao các nhu cầu hiện
hữu trên đời sống của bạn.
Và câu hỏi tiếp theo của bạn là: Làm thế nào mà sự thức tỉnh tâm linh cho
phép tôi thỏa mãn các nhu cầu của mình?
Sự thức tỉnh tâm linh là cơ hội để bạn
nhìn các nhu cầu của mình theo một cách đúng mục đích hơn. Bạn có các nhu cầu
chính đáng cần được giải quyêt – và bạn cần đáp ứng các nhu cầu đó như bất kỳ
sinh vật nào đã làm như thế. Tuy nhiên, có những nhu cầu do chính bạn tạo ra –
trở thành rắc rối cho chính bạn, thì lúc đó sự thức tỉnh tâm linh sẽ cho phép bạn
đối diện với các nhu cầu của mình và giải quyết chúng “theo một cách khác”.
Mọi nhu cầu trong cuộc sống của mỗi
người đều có 3 dạng: Ham muốn cho tôi – Không ham muốn – Ham muốn cho người
khác.
Thứ nhất, một người thức tỉnh tâm
linh chính là người nhận biết được “TÔI LÀ AI?” – và biến những ham muốn cho
tôi trở nên “ít hơn” và thỏa mãn các nhu cầu đó một cách chính đáng theo đúng mục
đích. Và đó là giá trị thứ nhất, một người sống theo đúng mục đích sẽ biến đời
sống trở nên đơn giản – hoặc trở nên tối giản đến mức vượt lên trên các vướng mắc
của cuộc sống.
Thứ hai, một người thức tỉnh tâm linh
nhận ra những gì mình không cần ham muốn. Điều này có nghĩa là sự nhận thức rất
rõ về những gì mình không ham muốn – hoặc là những ham muốn không chính đáng cần
phải loại bỏ trong sự tiến hóa về mặt tâm linh, và những điều đó cần phải được
bỏ đi. Tuy nhiên, phải xác định rất rõ về điều mình không ham muốn – là thực sự
không ham muốn, chứ không phải là những điều tâm trí (suy nghĩ) giả tưởng. Và sự
thức tỉnh tâm linh thực sự là điều cần thiết để TA BIẾT THỰC SỰ BIẾT – VỀ CÁC
HAM MUỐN CỦA MÌNH.
Thứ ba, điều lựa chọn thực sự đó
chính là HAM MUỐN CHO NGƯỜI KHÁC – đó chính là tính đúng mục đích của hành
trình SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH CỦA NGƯỜI SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH. Nói cách khác,
người thức tỉnh tâm linh sẽ HAM MUỐN CHO NGƯỜI KHÁC NHIỀU NHẤT CÓ THỂ - và họ
duy trì điều này trong cuộc đời của họ. Bởi vì nếu bạn biết rằng “chẳng có ai
khác” – thì việc ham muốn cho người khác và thúc đẩy người khác thành tựu cũng
chính là sự thành tựu của mình, thì ai không làm điều đó nhỉ?
Nếu bạn biết rằng, việc giúp người
khác đạt được những điều họ muốn – trở thành con đường để bạn đạt được những điều
mình muốn, thì ai không muốn cho người khác nhỉ?
Cuối cùng, bí mật của nhu cầu – vấn đề
- sự kiện – thử thách – mục tiêu bạn đối diện trong cuộc sống của mình đó chính
là để bạn khám phá ra mục đích thực sự của cuộc sống, và đó cũng chính là
nguyên lý đúng mục đích. Nguyên lý đúng mục đích là “Muốn đạt được mục đích của
mình, thì hãy giúp người khác đạt được mục đích của người khác”, và cuối cùng để
bạn nhận ra rằng “chẳng có ai khác” – vì tất cả là TA theo nghĩa sâu xa nhất.
Và đó cũng chính là điều răn mà Chúa
Yeshua đã từng dạy “Hãy yêu người lân cận
như mình”. Và có thể nói, tất cả Luật pháp và Lời tiên tri được gói gọn
trong câu nói đó “YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN
NHƯ MÌNH”, để cuối cùng bạn sẽ nhận ra rằng chẳng có ai khác cả.
Và đó chính là nguyên tắc cho sự thức
tỉnh tâm linh có thể giúp bạn thỏa mãn được các nhu cầu của mình. Khám phá các
nhu cầu – vấn đề - sự kiện – thử thách – mục tiêu của người khác, và giúp người
khác thỏa mãn nhu cầu – giải quyết vấn đề - đối diện với các sự kiện – vượt qua
các thử thách – hoàn thành các mục tiêu, bạn sẽ giải quyết được nhu cầu – vấn đề
của mình một cách kỳ diệu. Và đó chính là CON
ĐƯỜNG MỚI – sự hòa hợp giữa mục đích của bạn và mục đích của người khác
trong hiện tại – và giải quyết chúng trong mỗi bước đi của cuộc đời mình.
///---
(*) Vấn đề - Thử thách: Giải quyết các nhu cầu của mình mà không phải “nghiện
chúng”.
(**) Câu hỏi – Thức tỉnh: Tại sao các nhu cầu cần được đáp ứng – mà không
nhất thiết phải nghiện chúng?
(***) Trải nghiệm – Thực hành: “Hãy yêu người lân cận như mình” (Kinh
Thánh | Lời của Chúa Yeshua)
///---
Thông điệp từ ABRAHAM TRẦN (AT) | TRẦN TRUNG KIÊN (TK) | HOÀNG GIA (HG) |
ROYAL AUTHORS | ROYAL ADVISORS